Khảo sát địa hình

ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH

Khảo sát địa hình là hoạt động nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên trên mặt đất tại địa điểm dự kiến xây dựng công trình phục vụ cho các công tác quy hoạch, thiết kế, tính khối lượng đào, đắp công trình.

Đo vẽ địa hình

Tại sao chọn GOSCO

Tiến độ

Luôn cố gắng hoàn thành công việc với tiến độ nhanh nhất và đảm bảo chất lượng

Thông tin chung

ĐO VẼ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH

Đo vẽ bản đồ địa hình là xác định vị trí tương quan của các đối tượng đo vẽ (các đặc trưng của địa hình, địa vật, công trình kiến trúc) trên thực địa rồi dùng các kí hiệu bản đồ để biểu diễn chúng lên mặt phẳng theo một tỷ lệ nào đó.


Khi đo vẽ địa hình sẽ cần phải dựa vào các điểm khống chế mặt bằng và khống chế độ cao nhà nước, từ đó xây dựng nên lưới khống chế đo vẽ, phục vụ công tác đo vẽ chi tiết địa hình.






GOSCO - Đo vẽ mặt cắt địa hình-Section measurement-2

Hiện nay công tác địa hình có thể được thực hiện theo các phương pháp phổ biến sau:

  • Thiết bị:

+ Máy toàn đạc là thiết bị chuyên dụng và phổ biến trong công tác trắc địa. Máy toàn đạc là sự kiết hợp của bộ vị xử lý, bộ nhớ và máy kinh vĩ điện tử.

+ Thiết bị sử dụng để đo góc và đo khoảng cách giữa các điểm khảo sát. Từ đó định vị tọa độ và giải các bài toán trắc địa.

+ Tên thiết bị: Leica TS06 Plus

  • Phương pháp đo: Phản xạ bằng lăng kình, Đo không phản xạ.
  • Áp dụng:

+ Áp dụng đo các điểm khảo sát: Đo góc (ngang, dọc) ,đo khoảng cách, đo cao.
+ Đo địa chính, địa hình và công trình, đo vẽ chi tiết và thành lập bản đồ.

  • Ưu điểm:

+ Độ chính xác cao.

+ Tính toán nhanh chóng không cần ghi chép.

+ Có thể truyền dữ liệu đo qua máy tính.

  • Nhược điểm:

+ Cần thông tuyến đo vẽ.

+ Cần nhiều thời gian khi đo vẽ bản đồ với diện tích lớn.

+ Giá thành của thiết bị cao.

+ Công tác đo đạc ảnh hưởng do thời tiết.

 

  • Công nghệ GPS:

GPS (Global Positioning System – Hệ thống định vị toàn cầu), dựa vào hệ thống vệ tinh nhân tạo bay xung quang trái đất. GPS lần đầu được phát triển để phục vụ mục đích quân sự vào những năm 1970. Kể từ năm những năm 1990 công nghê GPS được phép ứng dụng trong dân sự, đến nay công nghệ GPS ngày càng được phát triển và áp dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt công nghệ GPS là một bước tiến quan trọng trong công tác khảo sát trắc địa.

  • Phương pháp đo đạc:

Các dữ liệu từ vệ tinh được thu nhận và xử lý tùy vào mục đích sử dụng. Ngoài mục đích sử dụng dữ liệu định hướng, dự liệu GPS được sử dụng để đo giữa các điểm. Các phép đo này được thu thập sau đó được lưu trữ, xử lý và hiển thị trong hệ thống thông tin địa lý, hoặc GIS, để sử dụng trong mô hình khảo sát.
+ 3 phương pháp chính trong việc sử dụng GPS để đo khảo sát:

1. Đường cơ sở GPS tĩnh:

Phương pháp được sử dụng để xác định tọa độ chính xác cho các điểm khảo sát bằng cách ghi lại đồng thời các quan sát GPS qua một điểm khảo sát đã biết và chưa biết trong ít nhất 20 phút. Dữ liệu sau đó được xử lý tại văn phòng để cho ra tọa độ với độ chính xác cao hơn 5mm tùy thuộc vào thời gian quan sát và tính khả dụng của vệ tinh tại thời điểm đo.

2. Đo động thời gian thực (RTK- Real-time kinematic):
Phương pháp sử dụng một đầu thu tại một điểm đã biết – Điểm cơ sở (the Base Station). Một đầu thu khác được di chuyển để đo những điểm cần đo – the Rover Station. Những điểm đo có thể được tính toán và lưu trong vài giây, sử dụng liên kết vô tuyến (radio) để cung cấp hiệu chỉnh tọa độ. Phương pháp này cho độ chính xác tương tự với các phép đo cơ sở trong phạm vi 10km tính từ trạm gốc.
3. Đo sử dụng hệ thống trạm tham chiếu GNSS (Continuously Operating Reference Stations – CORS)
Phương pháp sử dụng trạm GPS được xây dựng cố định tại một vị trí được chọn làm điểm bắt đầu để từ đó đo các điểm khác trong khu vực trạm CORS. Các trạm CORS được xậy dựng trong khu mỏ, những dự án lớn và chính quyển địa phương. Tại Việt Nam, trạm CORS được xây dựng bởi một số doanh nghiệp tư nhân, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Mỗi phương pháp đo vẽ đều có những ưu nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào điều kiện địa hình, địa vật, diện tích đo vẽ mà có thể áp dụng một hoặc nhiều phương pháp đo vẽ cho phù hợp.
GOSCO có các kỹ sư địa hình có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khảo sát xây dựng, đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong công tác khảo sát cho các dự án điện bao gồm nhiệt điện, gió (onshore và offshore), thủy điện, năng lượng mặt trời, kết hợp với các thiết bị hiện đại như thiết bị đo sâu đơn tia, đo sâu đa tia, GSP hai tần số (RTK), máy toàn đạc điện tử, máy thủy chuẩn điện tử tự động, chúng tôi đảm bảo cung cấp dịch vụ đo vẽ địa hình cả trên cạn và dưới nước với độ tin cậy cao, đáp ứng yêu cầu cao về tiến độ của các dự án với chi phí cạnh tranh.